Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Mùa thu năm 1964, cùng với cả nước hân hoan kỷ niệm ngày Quốc khánh, nhân dân và ngành Giáo dục Hương Khê đón nhận thêm tin vui đặc biệt: UBND Tỉnh Hà Tĩnh Quyết định thành lập trường phổ thông cấp 3 Hương Khê nay là trường THPT Hương Khê.

TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ NỬA THẾ KỶ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN


Phan Thanh Toàn
Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng
Mùa thu năm 1964, cùng với cả nước hân hoan kỷ niệm ngày
Quốc khánh, nhân dân và ngành Giáo dục Hương Khê đón nhận
thêm tin vui đặc biệt: UBND Tỉnh Hà Tĩnh Quyết định thành lập
trường phổ thông cấp 3 Hương Khê nay là trường THPT Hương
Khê.
Cán bộ, nhân dân và ngành Giáo dục Hương Khê trân trọng
chọn ngày 12 tháng 9, ngày truyền thống Xô viết Nghệ Tĩnh làm
ngày thành lập trường.Trước đó nhiều năm ròng, hàng năm chỉ có ít
học sinh trèo đèo lội suối, theo học ở các trường xa như Phan Đình
Phùng, Trần Phú, không ít học sinh phải bỏ học giữa chừng vì
đường sá xa xôi và gạo tiền khan hiếm, bởi vậy được học cấp 3 tại
quê nhà là cả một sự đổi đời và là hạnh phúc của biết bao thế hệ
học sinh thủa ấy.
Từ ấy tới nay, nữa thế kỷ biết bao sự kiện, bao kỷ niệm lay
thức các thế hệ thầy cô và học sinh, kể từ mái trường này biết bao
thế hệ học sinh đã lớn khôn và trưởng thành tung cánh muôn
phương, góp phần xây dựng Quê hương đất nước.
Tháng 9 năm 1964, trường Phổ thông cấp 3 Hương Khê ra đời
tại Trại Lăng thuộc Xã Gia Phố bên dòng sông Ngàn Sâu. Năm học
đầu tiên trường chỉ có 2 lớp 8 với gần 100 học sinh và 7 thầy cô
giáo, trường có 2 phòng học bằng gỗ, lá do nhân dân dựng nên.

Hiệu trưởng là thầy giáo Nghiêm Trung, Bí thư chi bộ là thầy
Nguyễn Văn Nhân, Bí thư đoàn trường là thầy Đặng Duy Báu, sau
này thầy là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Năm học thứ 2 trường có 5 lớp với 240 học sinh và 9 thầy cô
giáo, năm học thứ 3 trường có 7 lớp với 320 học sinh.
Đầu năm 1966 trường chuyển về Rôộc cồn thuộc xã Phú
Phong, bởi Rôộc cồn gần trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ nên ở
đây chưa trọn một học kỳ, trường phải sơ tán về xã Hương Vĩnh
dưới chân dãy Trường Sơn và một bên là dòng sông Tiêm.
Sơ tán về địa điểm mới, thế là thầy trò và nhân dân lại tiếp tục
vào rừng lấy gỗ, nứa dựng lán, làm hầm. Dạy và học trong lán và
Hầm làm sâu vào lòng đất có lũy và hào bao quanh. Vượt lũ mùa
mưa, thắng cái rét cắt da mùa đông, học sinh chẳng bao giờ thiếu
vắng, tiếng giảng bài vẫn không hề dứt, tinh thần thi đua “ Hai tốt”
vẫn bền bỉ hăng say.
Mặc dù dạy và học trong điều kiện khó khăn thiếu thốn và
chiến tranh ác liệt nhưng thật phấn khởi và tự hào: sau sáu năm
thành lập năm học 1969-1970 trường được tặng thưởng danh hiệu “
Trường Tiên tiến chống Mỹ” và được UBND Tỉnh tặng Bằng khen.
Năm học 1971-1972 nhà trường đón nhận tin vui học sinh Vũ Tiến
Bình đậu học sinh giỏi Miền Bắc về môn Văn.
Trong khoảng thời gian này, trên đường tới lớp nhiều học sinh
đã bị thương vì bom đạn Mỹ, có ba học sinh phải ngã xuống vĩnh

viễn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt.
Nhiều thầy giáo và học sinh vui vẻ xếp bút nghiên lên đường ra
trận. Trong sự hy sinh lớn lao của đồng bào và chiến sỹ cả nước có
83 thầy giáo và học sinh của nhà trường đã ngã xuống. Những
gương chói ngời của các thầy Vũ Mai Chương, thầy Nguyễn Văn
Chế, của các học sinh đàn anh Lê Thông, Trần Đình Ngụ , Đặng
Văn Đại, Bạch Đình Hoan, Trần Quốc Toản…mãi mãi sáng ngời
trong trang sử của nhà trường và trong tâm trí thầy trò qua bao thế
hệ.
Năm 1973 hiệp định Pari được ký kết, miền Bắc ngớt tiếng
bom đạn, thầy trò lại trở về mảnh đất Phú Phong để lập nghiệp, nơi
trường THCS Thị Trấn bây giờ. Vẫn với những chiếc lán dựng vội
nhưng một bầu không khí thanh bình và một nhịp sống vui tươi đã
về. Cũng từ đây thầy trò và phụ huynh học sinh lại bắt tay vào công
cuộc kiến thiết cơ sở vật chất, bắt đầu một thời kỳ gắn bó và ổn
định lâu dài, cũng từ đây dần dần xuất hiện những dãy nhà xây với
mái ngói đỏ tươi.
Quy mô nhà trường tiếp tục phát triển: Năm học 1980 -1981đã
lên tới 27 lớp học sinh; tiếp đó là 30 lớp,32 lớp.Số học sinh tốt
nghiệp ra trường hàng năm đến 500 học sinh. Nhưng vào những
năm 1990 đến 1993, những khó khăn chung của đất nước sau chiến
tranh đã tác động sâu sắc đến giáo dục, Trường ta từ 30 lớp của
những năm đầu của thập kỷ 80 đã tụt xuống 22 lớp, rồi 18 lớp,

thậm chí năm học 1987-1988 chỉ có 13 lớp với 500 học sinh, ngang
bằng với số học sinh trong hoàn cảnh thời chiến ác liệt.
Rồi công cuộc đổi mới, với những thành tựu bước đầu đã có
sức thu hút con em Hương Khê đến trường.
Từ năm học 1994 -1995 quy mô trường phát triển trở lại theo
xu hướng tăng dần với 17 lớp có hơn 800 học sinh. Cũng trong
năm học này trường tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập. Tại
nơi này, khu nhà học 3 tầng đầu tiên của huyện nhà được đưa vào
sử dụng. Bằng nguồn đóng góp của nhân dân huyện nhà, năm học
2002-2003 nhà trường đã xây thêm dãy nhà 3 tầng với 15 phòng
học, đưa tổng số phòng học lên tới 39 phòng. Tiếp đó trường đưa
vào sử dụng dãy nhà 2 tầng dành cho các phòng chức năng bằng
nguồn ngân sách Tỉnh.
Song song với việc đầu tư xây dựng, trường còn chú trọng tạo
lập một môi trường cảnh quan sư phạm "Xanh- sạch -đẹp” tương
xứng với tầm vóc, biến khuôn viên có diện tích 30 nghìn m 2 này
không chỉ là phương tiện dạy và học, mà còn là một trực quan sinh
động, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện.
Tạo dựng cơ sở vật chất để dạy tốt, học tốt là vô cùng thiết
yếu, nhưng dẫu sao cơ sở vật chất cũng chỉ là phương tiện, nhiệm
vụ chủ yếu nhất, cốt lõi nhất của nhà trường là chất lượng đào tạo.
Nhiều cuộc họp chuyên đề, hội thảo về nâng cao chất lượng
giáo dục được sở tổ chức đã giúp nhà trường có thêm những biện

pháp linh hoạt để thực thi nhiệm vụ. Ban giám hiệu cùng tập thể
cán bộ, giáo viên xác định tăng cường đầu tư hơn vào hoạt động
chuyên môn, coi đây là điều kiện then chốt để nâng cao chất lượng.
Các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy
với quy mô khác nhau từ tổ, lớp đến trường đã đưa hoạt động
chuyên môn đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Từ chỗ chỉ đếm được
đầu bàn tay, số học sinh giỏi, số học sinh đậu Đại học - Cao đẳng
ngày càng tăng gấp bội. Từ năm học 2006-2007 lại nay chất lượng
mũi nhọn và chất lượng thi Đại học có bước phát triển ấn tượng, số
học sinh giỏi quốc gia 8; số học sinh giỏi tỉnh 460 em, có nhiều
năm chất lượng học sinh giỏi tỉnh xếp từ thứ 2 đến thứ 6 trong số
45 trường THPT toàn tỉnh.

Từ ngày thành lập tới nay, qua 50 khóa đào tạo có 19.460 học
sinh tốt nghiệp, trong đó có 3956 em vào Đại học, đã có 42 người
có học hàm, học vị là giáo sư, tiến sĩ, 148 người là thạc sĩ. Có nhiều
người là sĩ quan, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, nhiều người
là kỹ sư, bác sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà giáo nhiều người giữ các
chức vụ trọng trách trong Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể,
doanh nghiệp...Hàng ngàn người có trình độ Cao đẳng, Trung cấp
làm việc trong nhiều ngành nghề trong cả nước. Nhiều người ở lại
quê hương và giữ các chức vụ chủ chốt của huyện và các làng xã
địa phương. Dù ở đâu, làm gì họ đều phát huy tốt truyền thống cần

cù, chăm chỉ, vượt khó vươn lên và trưởng thành. Tất cả đã và đang
làm rạng danh truyền thống của Trường Trung học phổ thông
Hương Khê.
Sự trưởng thành của nhà trường gắn với sự lãnh đạo của Tổ
chức Đảng qua từng thời kỳ, từ buổi ban đầu chi bộ chỉ có ít Đảng
viên, chi bộ đã chăm lo cho công tác xây dựng nhà trường. Những
năm đầu thành lập chi bộ đã tập trung lãnh đạo vận động học sinh
đến trường, tổ chức làm phòng học lán nứa, gây dựng CSVC, đối
phó với chiến tranh ác liệt, lo chỗ ăn ở cho giáo viên và nâng cao
chất lượng dạy học. Nhiều thầy giáo quê ở Hà Nội, Hải phòng …
được điều động về dạy học tại trường đã gắn bó với học sinh và để
lại ấn tượng sâu sắc về “ Đạo làm thầy” ở một vùng quê nghèo.
Đến nay Đảng bộ nhà trường đã lớn mạnh, Đảng bộ gồm 4 chi
bộ với 77 Đảng viên. Đảng bộ đã làm tốt công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, tạo môi trường tốt để cán bộ giáo viên và học sinh rèn
luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng củng cố xây dựng các tổ
chức đoàn thể chính trị như Đoàn thanh niên, Công đoàn, các tổ
chức hội...Hoạt động của các đoàn thể, các tổ chuyên môn đã thúc
đẩy phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt, xây dựng nề nếp kỷ cương
trong nhà trường, 29 giáo viên giỏi Tỉnh và các chiến sĩ thi đua là
những bông hoa tươi thắm tiêu biểu cho phong trào thi đua " Hai
tốt" của nhà trường. Công tác phát triển Đảng trong hoc sinh được
Đảng bộ quan tâm, cho đến nay đã có 22 em được kết nạp Đảng,

các em là những học sinh Giỏi, là những cán bộ Đoàn, cán bộ lớp
xuất sắc và thi đậu đại học ở các trường tốp đầu với điểm cao,
nhiều em đạt 28 điểm.
Bảng thành tích nhà trường trong những năm qua sáng chói
những sự kiện đặc biệt:
Năm 2004 trường được được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương lao động hạng 3.
Năm 2013 trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương lao động hạng nhì và bằng khen của UBND Tỉnh tặng đơn
vị xuất sắc đầu khối Trung học phổ thông, cũng trong năm 2013
trường được công nhận cấp độ ba về kiểm định chất lượng giáo
dục, gần đây nhất tháng 9 năm 2014 trường được công nhận đạt
chuẩn quốc gia giai đoạn 2014- 2019.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ,
giáo viên, công nhân viên và học sinh trường Trung học phổ thông
Hương Khê đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào, nhưng tự
hào nhất có lẽ là Nhà trường dù ở thời kỳ nào cũng tạo được lòng
tin của các cấp lãnh đạo và nhân dân huyện nhà.
Nhân dịp kỷ niện 50 năm ngày thành lập trường, thay mặt các
thế hệ giáo viên và học sinh của nhà trường, xin gửi lời tri ân đến
các thế hệ lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh,
lãnh đạo Huyện, các xã, các cơ quan, hội phụ huynh các thế hệ, đã
quan tâm giúp đỡ nhà trường vượt qua khó khăn và đạt được những

thành tích như ngày nay. Xin gửi lời tri ân tới các thế hệ thầy cô
giáo đã và đang công tác tại trường, những người đã vượt qua vô
vàn khó khăn, đóng góp sức mình vào sự thành công của nhà
trường trong nữa thế kỷ qua.
Với tâm thế của độ tuổi ngũ thập, chín chắn, tự tin, thầy và trò
trường trung học phổ thông Hương khê quyết tâm thi đua lao động
sáng tạo, phấn đấu xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh,
xứng đáng với bề dày truyền thống của nửa thế kỷ xây dựng và
trưởng thành, xứng đáng với sự tin yêu của phụ huynh học sinh,
của Ngành, của Đảng bộ và nhân dân Huyện nhà.

Nguyenthanhliemblog

Tác giả & Biên tập viên

Bài viết thuộc bản quyền của ABC, mọi sự chia sẻ và coppy bài viết hình ảnh đều phải xin phép sự cho phép của ABC.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét